Hôm nay mình xin phép được chia sẻ chút kiến thức mới tìm hiểu được về intraframe codec và interframe codecs – 2 món mà có thể các bạn đã nghe đến, đã làm việc hàng ngày với chúng, nhưng có thể chưa biết nó là gì và nó liên quan ra sao tới video của mình!
Thi thoảng thấy các 4rum, blog, website xôn xao về ProRES, DNxHD mà sao ta thấy khi render ra nó thì chất lượng có khi còn kém hơn cả H.264 và MPEG-2 – lại còn nặng nữa. Tại sao vậy?
Có rất nhiều bạn khi vọc, sử dụng các phần mềm color-grading (Davinci Resolve) và camera-tracking (mocha Pro) thắc mắc, gặp lỗi khi import file nguồn vào làm việc như: mp4, mts, .MOV, … thậm chí là làm việc cũng không-thực-sự-đúng với những gì người ta làm trên video hướng dẫn. Tại sao vậy?
Đó chính là vì file nguồn của các bạn là inter-frame codec – còn file nguồn của các chuyên gia dùng làm tuts là các các files intra-frame codec!
Trước tiên các bạn cần phải hiểu Codec là gì? và phân biệt nó với định dạng file (format, container)
Codec được wikipedia định nghĩa như sau: Codec là từ viết tắt của cụm tự Coder-Decoder – thể hiện một quá trình nén và giải nén dữ liệu – trong lĩnh vực làm phim thì đó chính là các dữ liệu video và audio – theo một công nghệ/ thuật toán được phát triển từ một nhà sản xuất nào đó. Chính vì thế, chúng ta bắt gặp rất nhiều codec khác nhau trong khi làm phim và phải cài thêm phần mềm/plugins/add-on từ nhà cung cấp đó thì các chương trình chơi (play) và hậu kỳ (Editing, VFX, ColorGrading, …) mới chạy/ xử lý được.
Codec được wikipedia định nghĩa như sau: Codec là từ viết tắt của cụm tự Coder-Decoder – thể hiện một quá trình nén và giải nén dữ liệu – trong lĩnh vực làm phim thì đó chính là các dữ liệu video và audio – theo một công nghệ/ thuật toán được phát triển từ một nhà sản xuất nào đó. Chính vì thế, chúng ta bắt gặp rất nhiều codec khác nhau trong khi làm phim và phải cài thêm phần mềm/plugins/add-on từ nhà cung cấp đó thì các chương trình chơi (play) và hậu kỳ (Editing, VFX, ColorGrading, …) mới chạy/ xử lý được.
Cần phải hiểu rõ rằng Codec khác Format (container) khi bạn làm việc với các files dữ liệu nhé! Hiểu nôm na, format là cái vỏ/cái hộp chứa còn codec là cái ruột bên trong cái hộp đó. Nên khi các bạn gặp cùng một định cái hộp nhựa (cùng có định dạng .MOV) nhưng thứ trong đó (codec) khác nhau (H.264, ProRES, …) thì nó cũng khác nhau >>> Do đó, phần mềm dựng của các bạn có thể xơi được một thằng .MOV này nhưng lại không xơi được một thằng .MOV là chuyện rất bình thường!
Có thể xem thêm các video dưới đây để có cái nhìn tổng quan hơn về Codec và Container (format)
Vậy Inter-Frame Codec vs Intra-Frame Codecs là gì?
Hiểu một cách nôm na thế này nhé! Tiền tố “inter” trong tiếng anh dùng để chỉ một cái gì “chung, dùng chung, láng giềng, giao hữu” – ví dụ: 1 trận đấu bóng đá giao hữu giữa 2 quốc gia thì gọi là “International Football”, hay “internet” để chỉ một mạng lưới dùng chung của rất nhiều người!
Vậy Inter-Frame Codec là thuật toán/kỹ thuật nén một frame từ nhiều frames (giữa các frames) ở gần nó (An interframe codec is one which compresses a frame after looking at data from many frames (between frames) near it). Còn Intra-Frame Codec nén một frame từ một frame riêng biệt mà không liên quan đến các frames gần nó (an intraframe codec applies compression to each individual frame without looking at the others).
Việc nén dữ liệu từ một frame sang một frame bình thường và đặt trong một thư mục được gọi là Image Sequences – giống như rất nhiều ảnh JPEG được đánh số thứ tự và đặt trong một folder mà chúng ta hay gặp khi download các bộ Tuts có sources đi kèm. Một số định dạng image sequences thường gặp là:
- TIFF – used for mastering
- DPX – Used in film scans and digital mastering
- EXR – Used in VFX
- JPEG2000 – DCI
Một Intra-Frame Codec phải được đóng gói trong 1 file. Các Intra-Frame thường được sử dụng nhiều nhất là:
- MJPEG – JPEGS bunched together
- Prores – Apple’s favorite
- DNxHD – Avid’s baby
- ALL-I – Found in the newer DSLRs
- Cinema DNG – Adobe’s baby for RAW image sequences
Inter-frame codec hình thành bởi sự phát triển mạnh mẽ của internet và stream hình ảnh để người xem có thể xem được những bộ phim dài trên mạng mà người đưa lên lại muốn một dung lượng nhỏ – nhưng chất lượng hình ảnh vẫn đảm bảo. Đó chính là thời điểm H.264 (.mp4) ra đời (2004) và tồn tại như một lự chọn Default (mặc định) cho đầu ra để đưa đến người xem. Cũng là thời điểm các hãng sản xuất Camera như Sony, Panasonic, … đưa codec này vào thiết bị ghi hình của mình (AVCHD, XAVC).
Số lượng frames được chọn để nén trong các interframe codecs luôn được quy định trước rất rõ ràng và thường được biết đến với thuật ngữ GOP (Group Of Pictures).
Đến đây, mình hi vọng các bạn đã nắm được cốt lõi sự khác nhau giữa Intraframe, Interframe và Image sequence cũng như những codecs mà các bạn đã gặp, đã làm việc thuộc loại nào!
Vậy câu hỏi đặt ra là cái nào tốt hơn cái nào? Và ta sử dụng những files có codec này như thế nào hợp lý và cho kết quả, hiệu quả công việc tốt nhất!
Câu trả lời là cả hai đều tốt!
Đối với các interframe codecs, nó là lựa chọn tốt nhất cho đầu ra cuối cùng (thành phẩm) của các bạn để upload lên các trang chia sẻ video (Youtube, Vimeo, Facebook, …) cũng như streaming trên các trang web có phát video của bạn. Có thể kể đến là H.264 và mới đây nữa là H.265 (HEVC).
Tại sao lại phải là đầu ra cuối cùng? Bởi nếu bạn có file nguồn là intraframe qua phần mềm dựng mà muốn chuyển qua Colorgrading, VFX (tracking, Compositing, …) thì cách tốt nhất là hãy chọn một hệ thống thiết bị chúng có thể làm việc với nhau (Ví dụ: Premiere Pro > Speedgrade, Premiere Pro > After Effects, After Effects > mocha AE, ….) Còn không hãy render/export/encoding nó ra một file intraframe codecs. Bởi các công cụ VFX và Color-Grading chỉ hỗ trợ và có thể làm việc tốt nhất với những file RAW, Image Sequences và Intraframe Codecs mà thôi! Các files interframe codecs nó không xử lý được, hoặc gặp lỗi khi xử lý. Đây là chuyện mà các bạn có thể đã gặp phải – đã nói ở phần đầu, hoặc sẽ gặp phải.
Vậy nếu bạn chỉ có file nguồn là interrame codecs thì phải làm thế nào?
Cách tốt nhất là transcoding các files nguồn có interframe codecs sang các files intraframe codecs. Cần hiểu rõ transcoding khác với converting nhé! Một số phần mềm hỗ trợ transcoding sang intraframe codecs có thể kể đến là: Cinemartin Cinec, MTI Film CORTEX Dailies EE, …
Oke! Vậy là đến đây thì chắc là các bạn đã nắm được chút ít kiến thức liên quan đến image sequences, intraframe codecs, interframe codecs và sẽ có được sự lựa chọn tốt nhất của mình khi xử lý các files nguồn đầu vào, cách làm việc với các phần mềm khác nhau cần dùng cho dự án, cũng như thành phẩm cuối cùng!
P/S: Đây chỉ là cách diễn giải của cá nhân bản thân mình khi đi tìm hiểu về vấn đề này trên internet. Có thể có nhiều chỗ chưa đúng hoặc chưa nói hết được, mong các chuyên gia, những bạn hiểu rõ vấn đề này chỉ giáo thêm!
Xem Thêm >>> học thiết kế đồ họa cần những gì
Xem Thêm >>> học thiết kế đồ họa cần những gì
Nguồn : v2hao.blogspot.com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét