Trong Corel có 2 hệ màu chính thường xuyên được sử dụng là hệ màu RGB và màu CMYK.
Hệ màu RGB: RGB từ viết tắt của chế hệ màu cộng, thường được sử dụng để hiển thị màu trên các màn hình TV, monitor máy  tính  và  những thiết bị  điện tử khác (chẳng hạn như camera kỹ thuật số). Nó  bao gồm các màu sau  :
R = Red (đỏ)

G = Green (xanh lá)

B =  Blue (xanh dương)

Nguyên lý làm việc của hệ RGB là phát xạ ánh sáng, hay còn gọi là mô hình ánh sáng bổ sung (các màu được sinh ra từ 3 màu RGB sẽ sáng hơn các màu gốc)… Nếu CMYK là nơi bạn bắt đầu từ  một tờ  giấy trắng và  sau đó thêm các màu khác,  thì RGB hoạt động ngược lại. dụ,  khi  màn hình TV tắt thì nó  tối đen, khi  bạn bật  lên sẽ thêm các  màu đó, xanh lá cây,  xanh dương,  cộng thêm  hiệu ứng tích  lũy màu trắng, để từ đó phát ra ánh sáng và  hình  ảnh.
Chế độ màu RGB có một gam màu lớn hơn nhiều so  với  CMYK, đặc  biệt trong vùng các màu huỳnh quang sáng. Do đó, Khi thiết kế các  nội  dung mà bạn muốn hiển thị trên web hoặc trong video, RGB là chế độ  màu  mà bạn  nên chọn. cũng chính vì vùng màu RGB lớn hơn CMYK nên khi thiết kế ở  màu  RGB  rồi Convert sang CMYK sẽ rất dễ gây ra tình trạng sai  màu.
Hệ màu CMYK: CMYK là từ viết tắt tiếng Anh của cơ chế hệ màu trừ, thường được sử dụng trong in ấn. Nó  bao  gồm các màu sau  :
C =  Cyan (xanh)
M = Magenta (hồng) Y =  Yellow (vàng) 
K = Black (Đen)

(K nghĩa là Key, ý chỉ chủ yếu, then chốt để chỉ màu đen, ngoài ra còn tự B đã được dùng để chỉ màu Blue nên không thể dùng B chỉ màu  Black)
Nguyên lý làm việc  của hệ  CMYK là hấp thụ ánh sáng. Màu người ta nhìn thấy  từ phần của ánh sáng không bị  hấp thụ, hay nói cách khác, chúng hoạt động trên chế những vật không tự phát ra ánh sáng mà chỉ phản xạ ánh sáng từ các nguồn khác chiếu tới. 
Màu CMYK thì dễ dàng hơn bởi chế độ  dường như tuân theo  các  quy tắc  phối màu thực tế như Trộn màu xanh (Cyan)  với  màu  hồng (Magenta)  sẽ  cho  ra màu xanh dương (Blue), màu hồng (Magenta) với màu vàng (Yellow) sẽ cho ra màu đỏ (Red), màu xanh (Cyan) với  màu vàng (Yellow) sẽ cho ra màu xanh lá cây (Green), ba màu Cyan, Magenta,Yellow kết  hợp lại  sẽ cho ra màu Đen (Black).
Các máy in ngày nay sử dụng bốn mực CMYK để tạo nội dung in màu. Do đó, nếu thiết kế để in, các Bạn nên chọn màu CMYK để thiết kế hoặc sau khi thiết kết phải convert sang CMYK.
Thiết kế: Khi chúng ta thiết kế với mục đích trình chiếu, upload lên website hay nói chung là không để in ấn thì nên chọn màu RGB. Khi chúng ta thiết kế để in ấn  thì  nên thiết kế  dùng màu RGB.
Nếu đã thiết kế ở màu  RGB mà muốn chuyển sang CMYK chúng ta làm như
sau:

Cách 1: Nếu Bạn đã chọn màu RGB (Hoặc CMYK) rồi thì bạn cần vào Bitmap, convert to bitmap  và sau đó chọn hệ  màu CMYK (Hoặc  RGB)
Cách 2:  Chọ n Export sang JPG, trong bộ lọc chọn mode  màu là  CMYK

Tuy nhiên, do CMYK hệ màu trừ và RGB là hệ màu  cộng nên khi chuyển  đổi qua lại sẽ không tránh khỏi tình trạng bị lệch màu. Sau khi  chuyển  đổi,  các  thông số của từng màu sẽ không phải số nguyên chẵn là các số thập phân lẻ, tùy theo mode màu kết quả các bạn nhận được sẽ sáng hơn hoặc tối hơn màu ban đầu. Chính thế chúng ta nên chọn hệ màu trước rồi thiết kế sẽ hiệu quả hơn việc chúng ta thiết kế rồi mới chuyển đổi.
Cách chọn hệ  màu trong CorelDRAW:

Đối tượng: 1 đối tượng trong CorelDRAW được chia làm 2 phần ràng xét trên phương diện đường nét màu sắc. Tất cả các hiệu trong Corel đều chỉ về nét ngoài của đối tượng kể cả đường nét hay màu sắc. Ngược lại, chỉ về  phần bên trong của đối tượng.

Để tô màu viền (out line)  Click chọn chuột phải lên bảng  màu.

Để tô màu fill bên trong, click chuột trái lên bảng  màu.

Trộn màu:


-  Nhấp chọn đối tượng, màu.


-  Nhấn giữ phím  Ctrl,


-   Tiếp tục kích chuột trái hoặc phải vào màu muốn trộn tuỳ theo mục đích trộn thêm màu vào  mảng hay nét.

1 nhận xét:

  1. Bài viết chỉ dạy của bạn hay quá, mình đã làm được, mời các bạn tham khảo các thông tin sau >>> Nhiệt miệng và cách chữa như thế nào ?

    Trả lờiXóa

 
Top